Theo BS Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin...
Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.
Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này.
Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.
Hơn nữa, chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.
Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.
Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, bạn nên phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
(Theo Lao Động)
" alt=""/>3 sai lầm cần lưu ý khi ăn rau muống1. Ho do virus
Triệu chứng: Ho kéo dài sau khi cảm lạnh.
Theo Mirror, khi bạn bị cảm lạnh, các virus xâm nhập cơ thể và cư ngụ trong phần chất nhầy ở cổ họng gây viêm, tổn thương niêm mạc. Thuốc kháng sinh hầu như vô tác dụng trong trường hợp này.
Bác sĩ khuyên bạn nên uống nước ấm kết hợp với si ro trị ho, giúp làm long đờm, kích thích tiết dịch trong đường hô hấp và làm dịu vết sưng viêm. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc trị viêm xoang, ngạt mũi để giải quyết tận gốc vấn đề.
2. Hen suyễn
Triệu chứng: Ho khan mãn tính vào ban đêm, thở khò khè, khó thở và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
Nếu bạn thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm do các cơn ho, bạn có thể đã mắc bệnh hen suyễn. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.
Các chuyên gia hô hấp khuyên bạn nên dùng thuốc xịt hen suyễn để làm đường hô hấp luôn thông thoáng.
3. Ho kèm ợ nóng
Triệu chứng: Đau họng sau khi ăn hoặc ho giữa đêm. Miệng có mùi khó chịu do axit phân hủy thức ăn thừa.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit. Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, kích ứng cổ họng và gây ho. Các triệu chứng thường xuất hiện khi bạn ăn quá no hoặc ăn tối muộn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể nằm gối cao và hạn chế các bữa khuya và tránh ăn quá no để giảm các trệu chứng ợ nóng, ho vào ban đêm.
4. Bệnh ho gà
Triệu chứng: Ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè.
Nguyên nhân của bệnh ho gà là vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.
Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ở người lớn, bệnh thường gây khó chịu, kéo dài đến 6 tuần. Bạn nên uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin.
5. Ho do bệnh lao
Triệu chứng: Ho dai dẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân nhanh, ra mồ hôi vào ban đêm và ho ra máu.
Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời. Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể giúp chữa khỏi 99% các trường hợp mắc bệnh.
6. Vấn đề về tim
Triệu chứng: Khó thở khi hoạt động quá sức, ho khò khè, dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, và có hiện tượng giữ nước.
Nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bệnh suy tim. Nếu bạn gặp các triệu chứng này, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu. Việc phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
7. Ung thư phổi
Triệu chứng: Ho kéo dài hơn 3 tuần, tình trạng tệ dần và kèm theo máu, khó thở không rõ nguyên nhân, ssụt cân nhanh, tức ngực, mệt mỏi thường xuyên.
Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh ung thư phổi sớm thông qua phim chụp X-quang. Hiện nay, phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật kết hợp hóa trị và xạ trị, tùy thuộc giai đoạn phát triển của bệnh.
(Theo Zing)